Nguyễn Văn Hạnh - 09:20 04/02/2020

Câu hỏi 1:  Việc áp dụng tiêu chuẩn thiết kế: Theo bài giảng của Giáo viên thì các thông số ( Pattern live load Factor = 0 và Ulilization Factor limit = 1) để tương đươn với tiêu chuẩn TCVN 5574:2012 khi áp dung tiêu chuẩn thiết kế BS 811097.

Trường hợp vẫn giữ nguyên 2 thông số trên theo Tiêu chuẩn BS 811097 thì có ảnh hưởng tới kết quả tính toán theo TCVN 5574:2012 ? Ảnh hưởng tới kết quả như thế nào? Giáo viên vui lòng giải thích. Việc Giải thích xin được gửi tới E-Mail: Hanhpvfcco@gmail.com. Xin cám ơn !

 

 


Học viên của: Etabs SAP2000 Kết cấu TT
Nguyễn Bá Mùi - 09:43 04/02/2020

Dear bạn

Đầu tiên bạn phải hiểu 2 hệ số đó là gì đã.

1. Pattern Live Load Factor: Là hệ số để kể đến tác động bất lợi của sự xuất hiện không đồng thời của hoạt tải, Etabs bổ sung hệ số Pattern Live Load Factor cho phép người dùng tác động đến việc phân phối lại mô men đối với hoạt tải theo hệ số giả thiết.

Người dùng thay đổi hệ số này bằng cách click menu: Options > Preferences > Concrete Frame Design (đối với kết cấu bê tông cốt thép)

Giá trị mặc định trong Etabs là 0.75; hệ số này chỉ ảnh hưởng đến nội lực trong quá trình tự động thiết kế cốt thép chứ không ảnh hưởng đến nội lực của kết quả phân tích kết cấu, do đó nhiều người sẽ thắc mắc tại sao hai giá trị mô men này lại khác nhau trong Etabs.

Khái niệm này thực ra rất gần gũi với sinh viên Việt Nam thông qua tên gọi: chất hoạt tải lệch tầng lệch nhịp, đó là để kể đến tác dụng bất lợi của phần nội lực sinh ra trên một nhịp khi hoạt tải xuất hiện trên nhịp liền kề. Tuy nhiên việc áp dụng trong phần mềm không đơn giản như tính toán trong thực tế, do đó Etabs dùng một hệ số gần đúng chính là PLLF.

Nếu hệ số PLLF = 0, Etabs sẽ thiết kế cốt thép mà không kể đến ảnh hưởng của khả năng chất tải lệch tầng lệch nhịp.

Nếu hệ số PLLF <> 0, mô men dương trong dầm sẽ được tính toán bằng mô men do tĩnh tải (trong trường hợp thông thường) + PLLF * mô men do hoạt tải với giả thiết dầm cáo 2 đầu liên kết khớp; có thể ví dụ bằng công thức dưới đây (đối với trường hợp có hoạt tải phân bố đều:

 

2. Utilization Factor Limit: Là hệ số giới hạn khả năng làm việc của kết cấu. Đối với kết cấu thép thì hệ số này sẽ là 0.95. Còn kết cấu bê tông là 1. Mặc định tiêu chuẩn Bs Sẽ là 0.95. Tức là hệ số huy động khả năng làm việc tới hạn đó. Khi chạy thiết kế kết cấu mà hệ số huy động cấu kiện ra vượt quá 1 thì tiết diện sẽ báo OS như chúng ta thấy. 

Như vậy bạn hoàn toàn có thể tự mình làm ví dụ để hiểu về ý nghĩa các hệ số này nhé.

Trân trọng!


mylearn
Để trả lời bạn cần Đăng Nhập, hoặc Đăng Ký nếu bạn chưa có tài khoản !.
Bình luận ...
Ảnh định dạng .jpg, .jpeg, .gif và kích thước <= 500KB.
0356.81.87.86