PHẠM VĂN VIỆT - 17:03 21/08/2021

Dạ em chào thầy!

1:cho em hỏi lỗi mô hình sàn môi bị gãy khúc sau khi chạy mô hình là tại vì sao ạ? (e có đính kèm hình ảnh bên dưới ạ). Em cảm ơn thầy!

 


Học viên của: Kết cấu TT Etabs Dự toán
mylearn
Nguyễn Bá Mùi - 10:20 22/08/2021

Bạn thân mến!

Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ như (Pa kết cấu là gì, Chu kỳ dao động ntn, các thông số đầu vào (vật liệu, tiết diện,...), điều kiện biên đúng chưa?) để có cơ sở đánh giá.

Nếu các thông số trên đã chính xác rồi thì theo mình đánh giá khả năng cao rơi vào 2 trường hợp sau:

+ TH1: PA kết cấu chỗ công xôn chưa hợp lý dẫn tới hỗ nó sàn chuyển vị rất lớn so với các ô sàn bên trong. Kiểm tra xem đảm bảo độ võng giới hạn không nhé?

+ TH2: Do việc chia ảo sàn (mesh sàn) của bạn đang để to nên hiển thị nó bị Cục mịch và THÔ như bạn đang thấy. Nếu công trình nhỏ bạn thử mesh sàn nhỏ hơn như 0.2m, 0,3m, 0,5m để xem sao nhé.

Trân trọng!

PHẠM VĂN VIỆT - 14:45 23/08/2021

dạ. em cảm ơn thầy! em đã rõ nguyên nhân là do em khi tính dầm đã đưa độ cứng sàn về bằng 0 để truyền tải sàn về các dầm lớn nhất. nên các sàn biên ko có dầm môi sẽ bị lỗi v đúng ko ạ?

Cho em hỏi thêm:

1: Cái tĩnh sàn mái sao lại là 0.3 T/m2? ( sàn này đk hiểu theo sàn mái ko sủ dụng đúng ko ạ?)

2: Cách tính tĩnh tải xà gồ mái ngói ,em đang thấy tải thầy gán vào các dầm tầng áp mái là 1T/m2 ạ, em ko hiểu cách tính ra con số này lắm.?

Mong thầy giải đáp thắc mắc này dùm em. Em cảm ơn thầy nhiều?

 

Nguyễn Bá Mùi - 16:47 23/08/2021

Bạn thân mến!

Việc bạn sai ở đâu bạn thử lại nó sẽ cho kết quả đúng là bạn khẳng định được nhé.

Còn về 2 câu hỏi trên mình trả lời ngắng gọn như sau:
1. Tĩnh tải sàn mái: Nó là cấu tạo các lớp hoàn thiện trên mái như vữa lót, gạch chống nóng, vữa tạo dốc, chống thấm, gạch lát nền, trần giả và hệ thống kỹ thuật,..... Còn việc tại sao nó là 0.3T/M2 thì bạn phải tính toán bóc tải chứ không thể hỏi như vậy được. Vì nó không phải nhưu hoạt tải là bạn tra trong tiêu chuẩn ra một con số được. Còn nếu sàn mái bạn chỉ đổ bê tông không, không trát, không trần không hoàn thiện gì trên đó cả thì Tĩnh tải này nó có thể bằng 0 T/m2 ấy chứ. Bạn xem lại nhé. Hỏi như vậy là chuyên môn chưa vững vàng đâu.

2. Cách tính tải trọng xà gồ mái ngói thì bạn hoàn toàn có thể lấy Caloto nhà sản xuất ngói để biết tải trọng ngói/1m2. Còn bạn xem bạn bố trí hệ xà gồ như thế nào bạn cũng tính ra được tải trọng / 1m2. Cộng lại sẽ được tải trọng hệ xà gồ và mái ngói. Việc này hoàn toàn là vấn đề cơ học cơ bản mà người kỹ sư cần nắm được khi bóc tải. 
Còn về việc gán tải trọng này như thế nào thì cũng Tùy vào giải pháp người Kết cấu lựa chọn. Có thể có các cách gán sau:
Cách 1: Không phải gán gì nếu họ vẽ kiểu mô hình 3D (cả mái và xà gồ) để tự động truyền tải
Cách 2: Gán tải trọng đó lên thành lực truyền về các tường thu hồi và gán vào vị trị tải trọng tường thu hồi trên mái
Cách 3: Gán phân bố đểu trên sàn tầng áp mái này. Cách này độ chính xác không cao bằng 2 cách trên mà cũng là gần đúng để coi hệ xà gồ mái ngói tác dụng phân bố đều trên toàn bộ diện tích sàn.

Bạn xem lại về các tài liệu Bê tông, tải trọng tác dụng và cách tính toán truyền tải trọng để hiểu sâu sắc hơn nhé.

Trân trọng!

Để trả lời bạn cần Đăng Nhập, hoặc Đăng Ký nếu bạn chưa có tài khoản !.
Bình luận ...
Ảnh định dạng .jpg, .jpeg, .gif và kích thước <= 500KB.
0356.81.87.86