Hồ Đình Hà - 23:08 13/12/2019

Gửi Thầy

Mình không hiểu việc khai báo chiều cao từ tầng Base lên story 1, thầy giải thích giúp mình. Chiều cao này tính từ đáy móng đơn ( giả sử mỏng đơn) đến nền story 1 hày tính từ cổ mỏng đơn đến story 1.

thanks


Học viên của: Kết cấu TT
Nguyễn Quốc Biên - 01:21 16/12/2019

Tính từ mặt trên móng đến tầng 1 bạn ạ

Nguyễn Bá Mùi - 08:02 17/12/2019

Dear bạn.

Chiều cao đó là tính từ mặt móng bạn nhé. NGuyên tắc là tính tại điểm liên kết của chân cột với móng (ta hay gọi là ngàm tại mặt trên của móng đó)

Một hình ảnh minh họa cho bạn dễ hình dung như sau:

Trường hợp 1- Nếu giằng móng làm trùng với cốt 0.00 (nền nhà) thì nên khai báo thêm 1 sàn NEN nữa để gán và vẽ chúng

Trường hợp 2- Nếu giằng móng làm bằng cốt mặt đài (giống như đa phần các móng cọc) thì có thể k cần khai báo sàn NEN này mà làm 1 tầng có chiều cao H như trong hình luôn.

OK bạn nhé,

Trân trọng!


mylearn
Hồ Đình Hà - 10:59 17/12/2019

Cảm ơn thầy về câu trả lời chi tiết. 

Mình muốn hỏi việc dựng mô hình sàn:

- Đối với sàn đua ra ngoài dầm biên, (600-1000) của nhà mái thái. Với sàn này dựng mô hình bằng cách nào,

pick 1 điểm bê ngoài dâm biên, vẽ ràn bằng các quét từ điểm vừa pick đến đểm đầu cột có được không thầy.

THấy file của thầy sàn vẽ gọn gàng, thầy vui lòng chỉ giúp

Cảm ơn thầy nhiều

Nguyễn Bá Mùi - 12:06 17/12/2019

Dear bạn

 

Việc mô hình có rất nhiều ách để bạn có thể làm mà. Cái này các bạn học etabs cơ bản đẫ phải nắm được rồi chứ.

Quan trọng mình thấy cái nào nhanh và phù hợp với mình thôi.

Còn cách thì có thể dùng cách vẽ Điểm, vẽ đường bao, vẽ trên các mặt phẳng tạo mới,.... Rất nhiều

Bạn tìm hiểu thêm nhé

Trân trọng!

Hồ Đình Hà - 20:04 17/12/2019

Dear Thầy

Mình học xây dựng nhưng chuyên ngành khác không phải xây dựng dân dụng nên cũng hơi ngoại đạo

cảm ơn thầy về câu trả lời, mong thây giúp cho để hoàn thiện bài bản, 

Thầy cho mình hỏi lỗi này sửa như thế nào trong etabs được không ạ.

 


mylearn
Nguyễn Bá Mùi - 18:01 18/12/2019

Dear bạn

Lỗi này là lỗi quá trình truyền tải nó bị mất và bị tổn thất tải.

Lỗi này thông thường do trong quá trình chúng ta vẽ sàn k cẩn thận là bị thôi. Hoặc công trình nhiều đoạn cong hay nghiêng mà vẽ thnafh các đoạn thẳng nhỏ cũng rất dễ rồi

Cách sửa là bạn vẽ đi vẽ lại và dùng các tấm sàn bằng các cách khác nhau thôi

Trân trọng!

Hồ Đình Hà - 22:19 19/12/2019

Dear Thây Mui

Như câu hỏi đầu tiên minh hỏi. Mình chủ định  làm theo phương án là móng đơn và cos mặt giằng móng bằng cos mặt đài móng, tiếp là xây tường cổ móng lên cos 0.0 thì thêm giằng tường rồi xây tường tầng 1. ( hơi khác so với bài giảng). 

- Mình có cần mo hình hóa giằng móng trong Etabs không ( trong bài giảng mình không thấy thầy mô hình trong Etabs)

- Khi gán tải trọng tường xây tầng 1 thì như thế nào

1. mo hình giằng móng vào Etabs, khi gán tải trọng tường xây tầng 1 mình tính tường cổ móng + tường tầng 1 và gán vào giằng móng.

2. Mình chỉ gán tải trọng tường từ tầng 2 , Riếng tầng 1 và tường cổ móng mình gán vào sau khi tính món

Trong bài giảng mình không thấy tính gán tải tường xây cổ móng + tường xây tầng 1 ở đâu.

Phiền thầy 

thanks

 

 

Nguyễn Bá Mùi - 09:20 20/12/2019

Bạn thân mến

Mình trả lời nhanh thắc mắc của bạn như sau:

Như câu hỏi đầu tiên minh hỏi. Mình chủ định  làm theo phương án là móng đơn và cos mặt giằng móng bằng cos mặt đài móng, tiếp là xây tường cổ móng lên cos 0.0 thì thêm giằng tường rồi xây tường tầng 1. ( hơi khác so với bài giảng). 

- Mình có cần mo hình hóa giằng móng trong Etabs không ( trong bài giảng mình không thấy thầy mô hình trong Etabs)

Trả lời: Nếu bạn làm giằng móng rtung cốt mặt đài hết sức lưu ý khi khai báo giằng móng này kẻo nó sẽ mất hết toàn bộ lực truyển về điểm point nút đài móng. Còn khai báo hay không đều được

Cách 1: Khai báo vào thì để ý về lực như mình nói ở trên.Lúc này hoàn toàn điểm point đủ lực để tính toán móng

Cách 2: Không khai báo vào: Thì khi tính móng đơn bằng bảng tính của mình k đúng mà bạn phải tuyền thêm các lực do trọng lượng bản thân giằng móng và tường về điểm đó để tính toán.

- Khi gán tải trọng tường xây tầng 1 thì như thế nào

1. mo hình giằng móng vào Etabs, khi gán tải trọng tường xây tầng 1 mình tính tường cổ móng + tường tầng 1 và gán vào giằng móng.

Trả lời: Đúng rồi. Cách 1 khai báo giằng móng vào thì gán tải trọng tường vào giằng móng này thôi. Lưu ý chiều cao tường tính tuừ mặt trên của giằng móng đến vị trí đỉnh của tường xây (sát đáy dầm hoặc đáy sàn tầng 2 đó). Còn cái giằng tường tầng 1 cos 0.000 nó chí có tác dụng chống thấm và giảm nhịp tính toán của tường xây chứ k có tác dụng như các dầm và giằng được nên k quan tâm đến nó làm gì.

2. Mình chỉ gán tải trọng tường từ tầng 2 , Riếng tầng 1 và tường cổ móng mình gán vào sau khi tính món

Trả lời: Hoàn toàn được thôi có gì đâu nhỉ? Nó giống như cách 2 ở trên mà mình đã nói thôi mà.

Trong bài giảng mình không thấy tính gán tải tường xây cổ móng + tường xây tầng 1 ở đâu.

Trả lời: Như mình đã nói ở trên. Phần tải tưởng cổ móng + tường tầng 1 mình coi nó là tường tầng 1 luôn. Chiều cao tường tính tuừ mặt trên của giằng móng đến vị trí đỉnh của tường xây (sát đáy dầm hoặc đáy sàn tầng 2 đó). Còn cái giằng tường tầng 1 cos 0.000 nó chí có tác dụng chống thấm và giảm nhịp tính toán của tường xây chứ k có tác dụng như các dầm và giằng được nên k quan tâm đến nó làm gì.

Trân trọng!

 

Hồ Đình Hà - 16:12 23/12/2019

Dear Thầy

Cảm ơn thầy rất nhiều về phần trả lời chi tiết và đầy đủ.

Việc tổ hợp các COMB để chạy design mình mông lung quá, thầy giúp mình chút: mình khai báo và gán tải trong các loại như sau:

- Tĩnh tải bản thân: TTBT

- Tĩnh tải tải cấu tạo: TTCT

- Tĩnh tải tường: TTT

- Hoạt tải: HT

- Gió phương X trái: GXT

- Gió phương X phải: GXP

- Gió phương Y trái: GYT

- Gió phương Y phải: GYP

TTBT hệ số 1.1, còn lại là là hệ số 1

COMB1: TTBT, TTCT, HT, TTT

COMB2: TTBT, TTCT, HT, TTT, GXT

COMB3: TTBT, TTCT, HT, TTT, GXP

COMB4: TTBT, TTCT, HT, TTT, GYT

COMB5: TTBT, TTCT, HT, TTT, GXP

COMB ENVE: COMB1, COMB2, COMB3, COMB 4, COMB5

Khi chạy thiết kế thì mình chọn comb nào cho phù hợp, ý nghĩ việc chọn com này là ntn.

Mong thầy giúp cho.

thanks

 

Nguyễn Bá Mùi - 17:27 23/12/2019

Dear bạn

Cái này mình k thể có thời gian viêt diện dải cho bạn được vì nó là chuyên ngành chính các bạn đã được học

Bạn xem lại trong tài liệu đã được học để biết được Tổ hợp là gì? Để làm gì? Tổ hợp cho ra sản phẩm gì? Có bao nhieeu tổ hợp? Tổ hợp tải trọng và tổ hợp nội lực khác nhau ntn? và Chúng ta đang làm là tổ hợp gì.

Nó là cả quá trình nghiên cứu học tập nên mình k thể dùng 1 2 câu để diện dãi bạn hiểu được

Mình chỉ có thể gọi ý đường bước cho bạn tìm câu trả lời thôi nhé

Trân trọng!

Hồ Đình Hà - 11:09 24/12/2019

Dear Thầy

Mình sẽ tìm hiểu và học thếm

Mình muốn xin thầy ít kinh nghiệm cho cái nhà mình làm ở quê, Nhà nằm trên nền đắt yếu, đất ao, san lấp 2m làm vườn, bjo làm nhà lên đó, nhà 2, 5 Tầng, 15x7.5m, có một nhịp dầm dài 6.03m. Thầy chia sẻ giúp mình chút kinh nghiệm tính toán: Nên chọn R đất bao nhiêu để tính móng cho hợp lý, chọn móng gì cho hiệu quả, nhịp 6.03m mình định co lại còn 4.5m,  để 1.53m làm dầm đua ra có chắc hơn không.

mong nhận được chia sẻ từ thầy

thanks

Nguyễn Bá Mùi - 11:28 24/12/2019

Dear bạn

Mình k biết cụ thể nhà bạn bước nhịp mọi thứ như thế nào cả.

Nhưng với nhà 2.5 tầng, đất lập 2m thì cũng cân nhắc

Giải pháp 1: làm hệ móng cọc ép BTCT tầm 5m để xuyên qua lớp lấp và đất bùn ao phía dưới. PA này là an tâm nhất. tránh hiện tượng lún nứt nếu k xử lý tốt.

Giải pháp 2: Móng nông có sử lý nền (Có thể dùng cọc tre, cừ tràm) và trên là móng băng BTCT. Nhưng giải pháp này lưu ý là nền đấy lấp phải luôn ẩm ướt để đảm bảo cọc gia cố k bị mục làm yếu nền đất. Giải pháp này cần tính toán kiểm tra và cần thiết có thể thí nghiệm bàn nén hiện trường để chọn SCT của đất nền chứ k có Tiêu chuẩn nào có thể chính xác đượcc khi gia cường xong đất nền tăng SCT lên bao nhiêu cả. Còn k thì nghiệm có thể giả thiết an toàn là R= 0.6-0.8 Kg/cm2

Giải pháp 3: Làm móng nông (Móng băng) trực tiếp trên nền đất lấp. Với điều kiện nên đất lấp này đã lấp là loại đất thoát nước tốt, đã lấp rất lâu và gần như là đất nguyên thổ rồi mà không còn hiện tượng lún nữa. Giai pháp này tiết kiệm nhất nhưng cũng rủi do nhất về hiện tượng lún nứt công trình. 

Còn về lời khuyên của mình thì bạn làm chắc chắn nhất là hệ móng cọc BTCT vừa an toàn vững chắc mà sau có thể nâng tầng hay sửa chữa,....

Bạn cân nhắc nhé

Trân trong!

Hồ Đình Hà - 09:35 25/12/2019

Cảm ơn thầy rất nhiều, mình sẽ tính vài phương án và chọn phương án phù hợp nhất.

Trân trọng

Để trả lời bạn cần Đăng Nhập, hoặc Đăng Ký nếu bạn chưa có tài khoản !.
Bình luận ...
Ảnh định dạng .jpg, .jpeg, .gif và kích thước <= 500KB.
0356.81.87.86