Cách đặt thép cho cầu thang có dạng hình zig zac

19:56 24/09/2019   Mylearn

Thang hình zig zac hiện nay được sử dụng tương đối nhiều do tính thẩm mỹ cao cũng như tạo ra sự thông thoáng của ngôi nhà. Tuy nhiên do hình dáng đặc biệt của thang tạo nên sự phức tạp của kết cấu khi bố trí cốt thép và thi công. Nhiều trường hợp đặt thép sai dẫn đến rung thậm chí nứt thang trong quá trình sử dụng. Trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn cách đặt thép thang sao cho đúng.

 

1. Giới thiệu cầu thang hình zig zac

Cầu thang là cấu kiện đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức giao thông theo phương đứng của ngôi nhà. Việc lựa chọn cầu thang dựa trên diện tích chiễm chỗ của khu thang trong mặt bằng công trình, yếu tố thẩm mỹ của gia chủ cũng như các điều kiện thi công.

Thang hình zig zac hiện nay được sử dụng tương đối nhiều do tính thẩm mỹ cao cũng như tạo ra sự thông thoáng của ngôi nhà.

Tuy nhiên do hình dáng đặc biệt của thang tạo nên sự phức tạp của kết cấu khi bố trí cốt thép và thi công. Nhiều trường hợp đặt thép sai dẫn đến rung thậm chí nứt thang trong quá trình sử dụng. Trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn cách đặt thép thang sao cho đúng.

2. Nguyên tắc bố trí cốt thép trong thang

Việc bố trí cốt thép của thang phải dựa trên tính toán cụ thể, thép chịu lực được thiết kế để chịu mô mem, thép đai chịu lực cắt. Một bản thang được cấu tạo đúng khi chịu được cả lực cắt và momem. Ngoài ra việc cấu tạo thép thang phải tuân thủ các qui định về neo, nối thép như không cắt quá 50% trên một tiết diện, cốt thép chịu kéo neo lớn hơn 30d, thép chịu nén lớn hơn 20d (áp dụng cho mác bê tông từ 200 đến 300).

3. Cách tính toán cốt thép cho thang, biểu đồ nội lực trong thang

Để tính toán thang chúng ta sẽ tiến hành cắt 1 dải bề rộng 1m để tính toán hoặc tính luôn theo bề rộng bản thang vì phần lớn thang nhà dân dụng cũng chỉ dao động trong khoảng 1m.

Tải trọng tính toán: Tải trọng tác dụng lên cấu kiện thang chủ yếu bao gồm hoạt tải sử dụng và tĩnh tải (lớp trát dưới đáy bản thang, cạnh thang, vật liệu ốp trên mặt thang, lan can thang). Chúng ta có thể tính toán chi tiết tải trọng dựa trên cấu tạo hoàn thiện của thang.

Sơ đồ tính : Sơ đồ tính của thang là dạng dầm đơn giản gối lên hai gối (thường là dầm đỡ thang).

Dưới đây là ví dụ về sơ đồ tính của bàn thang hình zig zac:

4. Cách đặt thép thang đúng

Cách 01: Uốn thép chịu lực theo thang

Sau khi tính toán xác định được diện tích thép chịu lực chúng ta sẽ tiến hành đặt thép theo diện tích đó. Trong trường hợp này thép chịu lực được uốn, gấp thành hình vuông tại các góc mà lực kéo trong thép có xu hướng kéo thanh thép ra ngoài. Các thanh thép còn lại được đặt theo cấu tạo

Ưu điểm : Thanh thép kéo dài liên tục nên khả năng chịu mô mem tốt, ổn định, khả năng chịu cắt tốt. Trong mọi trường hợp thì cấu tạo trên vẫn đúng khi không có khả năng xác định đâu là vùng kéo và nén của thang, chiều dài neo, nối đảm bảo

Nhược điểm: Khó thi công do thanh thép bị uốn nhiều và kéo dài

Xem thêm: Học Bóc tách và lập dự toán công trình
Xem thêm: Học ưng dụng etabs, safe thiết kế kết cấu nhà
Xem thêm: Học thiết kế kết cấu nhà thấp tầng
Xem thêm: Học thiết kế kết cấu nhà cao tầng

Cách 02: Sử dụng thép đai làm thép chịu lực

Từ diện tích thép tính toán chúng ta lựa chọn thép chịu lực bao gồm đường kính và khoảng cách thép. Sau đó thép chịu lực được bố trí dạng thép đai xung quanh bản đứng và bản ngang của bậc. Các thanh thép còn lại được đặt theo cấu tạo

Ưu điểm: Khả năng chịu lực cắt và mô mem uốn tốt, tính ổn định cao. 

Nhược điểm: Thi công phức tạp

Cách 03: Cắt thép chịu lực theo mặt bậc (Kiến nghị không nên dùng)

Theo cách bố trí này thép chịu lực được cắt từng đoạn ngắn để thuận tiện cho quá trình uốn, cắt, thi công.

Ưu điểm : Thi công nhanh, dễ dàng

Nhược điểm: Khó khăn trong việc xác định đâu là vùng kéo và nén để có thể xác định chiều dài neo, nối thép của cả thép trên và thép dưới cho đúng. Khả năng chịu lực cắt và mô mem kém, tính ổn định không cao, vi phạm nguyên tắc về cắt thép trên 1 tiết diện. 

4. Cách đặt thép phổ biến nhưng không hợp lý 

Cách này vẫn thường gặp trong thực tế hiện nay, theo đó thép được đặt thành 2 lớp riêng và đặt thép cấu tạo dọc theo thép chịu lực. Về mặt kỹ thuật nếu đặt như này sẽ không đảm bảo tính ổn định cho thang do thép dưới tại các góc lõm vào có xu hướng bị kéo ra gây mất ổn định cho thang. Bên cạnh đó khả năng chịu cắt của loại thang này cũng rất kém. Chính vì thế khi thi công loại thang này thường hay bị nứt, rung trong quá trình sử dụng

KHAM KHẢO KHÓA HỌC XÂY DỰNG

Bình luận Facebook

0356.81.87.86