CÁC GIẢI PHÁP GIA CỐ MÓNG NÔNG

16:29 28/09/2019   Mylearn

5. Giải pháp gia cố bằng cách chuyển đổi loại móng:

Trong công tác gia cố móng đơn, đôi khi người ta cải tạo móng đơn thành móng băng hoặc móng băng thành móng bè. Trường hợp này xảy ra khi lớp đất dưới đáy móng có biến dạng lớn, giữa các móng đơn có sự chênh lún đáng kể, tải trọng cũng như điều kiện làm việc của móng thay đổi do công năng và kết cấu bên trên công trình có sự thay đổi, độ cứng của công trình cần được tăng lên và một vài nguyên nhân khác. Tường bê tông cốt thép được thêm vào với vai trò liên kết các móng đơn cũ với nhau để chuyển móng đơn dưới cột thành móng băng (Hình 6).

 

Hình 6: Giải pháp chuyển móng đơn thành móng băng [1]

1- Móng đơn; 2- Tường bê tông; 3- Cốt thép; 4- Phần móng được mở rộng

 

Để đảm bảo liên kết giữa tường BTCT đổ thêm và móng cũ, người ta đánh nhám, khía rãnh tại những vị trí tiếp xúc của cốt thép để hàn thép của tường mới với thép của móng cũ. Tuỳ từng trường hợp, nếu các kỹ sư chỉ muốn tăng độ cứng và giảm chênh lún giữa các móng cũ thì chỉ cần bố trí thêm tường là đủ, còn nếu muốn tăng khả năng chịu tải cho móng mới thì phần phía dưới chân tường có thể mở rộng ra để tăng diện chịu tải cho móng.

 

Giải pháp chuyển từ móng băng sang móng bè được thực hiện bằng cách thêm bản bê tông cốt thép nối chân của các móng băng với nhau (Hình 7). Người ta đục sẵn lỗ ở phần dưới của móng băng và bố trí các giằng bê tông cách nhau từ 3 đến 4m để tăng cứng cho bản bê tông nối đáy móng. Hình 8 là hình ảnh trên công trường thực tế thực hiện giải pháp gia cường móng thông qua bọc bê tông cốt thép và mở rộng kích thước của móng.

Hình 7:Giải pháp chuyển móng băng thành móng bè

3- Cốt thép; 5- Móng băng; 6- Lỗ trên móng băng

7- Bản bê tông cốt thép; 8- Giằng bê tông [1]

Hình 8: Đục trơ cốt thép móng cũ  để hàn với cốt thép áo bọc gia cố (trái),

Đào xung quanh móng cũ và bố trí thêm cốt thép để mở rộng móng (phải)

Xem thêm: Học Bóc tách và lập dự toán công trình
Xem thêm: Học thiết kế kết cấu nhà thấp tầng
Xem thêm: Học thiết kế kết cấu nhà cao tầng

6. Giải pháp gia cố móng bằng cọc bê tông cốt thép:

Giải pháp này thường được sử dụng trong những trường hợp gia cố móng nông cực kỳ phức tạp, khi mà tải trọng của công trình phải truyền xuống lớp đất tốt nằm rất sâu đưới đáy móng, hay đặc biệt những móng đặt tại nơi có mực nước ngầm cao. Móng băng có thể được gia cường bằng cách bố trí thêm 1 hoặc 2 hàng cọc bê tông cốt thép ở một bên hoặc cả 2 bên cánh móng, trong khi đó đối với móng đơn thì người ta thường bố trí cọc xung quanh để tạo thành đế vững chắc cho móng.

Chiều sâu cọc phụ thuộc vào loại tiết diện cọc và điều kiện địa chất công trình. Trong trường hợp tải trọng lớn có thể phải bố trí đến 2 hàng cọc. Cọc được đặt trực tiếp dưới đáy móng nếu móng đủ rộng, trong trường hợp ngược lại cọc được đặt dưới kết cấu mở rộng ra từ móng cũ như thể hiện trọng hình 9.

Hình 9: Các giải pháp khác gia cố móng bằng cọc

           1- Móng; 2- Cc; 3- Dm bê tông ct thép; 4- Giằng [1]

 

6. Giải pháp gia cố móng bằng cọc bê tông cốt thép:

Giải pháp này thường được sử dụng trong những trường hợp gia cố móng nông cực kỳ phức tạp, khi mà tải trọng của công trình phải truyền xuống lớp đất tốt nằm rất sâu đưới đáy móng, hay đặc biệt những móng đặt tại nơi có mực nước ngầm cao. Móng băng có thể được gia cường bằng cách bố trí thêm 1 hoặc 2 hàng cọc bê tông cốt thép ở một bên hoặc cả 2 bên cánh móng, trong khi đó đối với móng đơn thì người ta thường bố trí cọc xung quanh để tạo thành đế vững chắc cho móng.

Chiều sâu cọc phụ thuộc vào loại tiết diện cọc và điều kiện địa chất công trình. Trong trường hợp tải trọng lớn có thể phải bố trí đến 2 hàng cọc. Cọc được đặt trực tiếp dưới đáy móng nếu móng đủ rộng, trong trường hợp ngược lại cọc được đặt dưới kết cấu mở rộng ra từ móng cũ như thể hiện trọng hình 9.

Hình 10: Bố trí chống đỡ khi thực hiện gia cố móng nông [1]

 

8. Kết luận:

Gia cố móng thường cần thiết khi có sự thay đổi về công năng của công trình; những thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tải trọng thẳng đứng của hệ kết cấu. Ngoài ra, những lỗi xảy ra trong quá trình tính toán tải trọng khi thiết kế công trình, đặc biệt là lực ngang như động đất cũng là một vấn đề quan trọng dẫn đến việc cần thiết phải có các biện pháp gia cố móng. Trong hầu hết các trường hợp, quá trình gia cố móng đều phải thực hiện trong điều kiện không thuận lợi. Do đó, công tác gia cố đòi hỏi sử dụng các công nghệ cũng như vật liệu xây dựng đặc biệt.

Công tác gia cố có thể làm thay đổi kết cấu hoặc kích thước của móng cũ để đảm bảo những cấu kiện này có thể làm việc trong điều kiện mới.

Việc lựa chọn các giải pháp gia cố móng nông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là: cốt thép, đặc điểm của móng cũ hay điều kiện địa chất tại vị trí công trình.

Móng nông có thể được gia cố bằng nhiều cách khác nhau như là: Chèn vữa xi măng vào các vị trí khuyết tật, thay thế một phần bản móng, bọc áo bê tông cốt thép hoặc mở rộng đáy móng, gia cố bằng cọc đúc sẵn hoặc cọc thi công tại hiện trường, chuyển móng đơn sang móng băng, chuyển móng băng thành móng bè.

Xem thêm phần 1 >>  CÁC GIẢI PHÁP GIA CỐ MÓNG NÔNG phần 1

9. Tài liệu tham khảo:

[1] L.K.Ginzburg, V.B.Shvets and V.I.Feklin, Reinforcement and Reconstruction of

Foundations, Balkema, 1996

[2] M.J.Tomlinson and R.Boorman, Foundation Design and Construction, Longman

Publication Group, 1995

[3] Foundation Retrofit and Rehabilitation, Alaska Building Research Series, 2001 [4] Robert W.Day, Geotechnical and Foundation Engineering: Design and

Construction, McGraw-Hill, 1999

[5] M.Saiid Saiidi, David Sanders and Suresh Acharya, Seismic Retrofit of Spread footings supporting bridge columns with short dowels, Construction and Building Materials, 2001

[6] Marcel Dekker, Wind and Earthquake Resistant Buildings, John A.Martin & Associates, 2005

 

KHAM KHẢO KHÓA HỌC XÂY DỰNG

Bình luận Facebook

0356.81.87.86